Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rung chuông khởi động phiên giao dịch tại sàn chứng khoán New York (NYSE) vào sáng 12-12 - Ảnh: AFP
Mặc dù là nhà tài trợ lâu năm cho Đảng Dân chủ, CEO Netflix Ted Sarandos ngày 17-12 cũng đã trở thành một trong những lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ tiếp theo có cuộc gặp riêng với ông Donald Trump tại dinh thự Mar-a-Lago.
Theo báo Financial Times, giống như ông Sarandos, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp từ Hollywood, Thung lũng Silicon đến Phố Wall đều đã cố gắng thu xếp các cuộc gặp nhằm xây dựng mối quan hệ với chính quyền của Tổng thống đắc cử Trump kể từ sau khi ông chiến thắng.
Bày tỏ thiện chí"Trong nhiệm kỳ đầu tiên, tất cả đều chống lại tôi. Nhưng nhiệm kỳ này ai cũng muốn làm bạn với tôi", ông Trump phát biểu với báo giới hồi đầu tuần. Ông nhắc đến các bữa tối và cuộc gặp gỡ với các CEO, khẳng định: "Tôi đã ăn tối với hầu hết bọn họ, và những người còn lại cũng đang trên đường tới".
Các ‘đại gia’ công nghệ tìm cách lấy lòng ông TrumpApple vướng kiện tụng, CEO Tim Cook đến gặp ông Trump tại nhàQuả thật, truyền thông ghi nhận thời gian qua tổng thống đắc cử Mỹ đã gặp các lãnh đạo hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như Tim Cook (CEO Apple), Sam Altman (CEO OpenAI),JollyMax top up Domino Malaysia Mark Zuckerberg (CEO Meta), Hiwin Games Login Masayoshi Son (CEO SoftBank) và Jeff Bezos (ông chủ Amazon).
Các CEO này đều đang nỗ lực cải thiện vị thế của doanh nghiệp mình trong mắt ông Trump, QiuQiu99 trước thời điểm ông chính thức nhậm chức vào tháng 1-2025.
Không dừng lại ở việc gặp gỡ, họ còn tìm cách gây ấn tượng với ông Trump bằng những khoản quyên góp khổng lồ cho lễ nhậm chức. Sau khi Meta công bố khoản đóng góp 1 triệu USD, Amazon cũng tuyên bố sẽ góp thêm 1 triệu USD và CEO OpenAI Sam Altman dự kiến đóng góp cá nhân 1 triệu USD.
"Tôi không biết nữa, chắc tính cách của tôi thay đổi hay sao đó", ông Trump bông đùa.
Nhận xét về hiện tượng này, cố vấn cấp cao Jason Miller của ông Trump cho rằng các CEO đang thể hiện thiện chí hợp tác với chính quyền mới, dù trước đây không ủng hộ ông Trump về mặt chính trị. "Sắp tới sẽ có thêm nhiều CEO trong nước và cả quốc tế", ông Miller nói.
Đại diện ngành công nghệ, CEO Marc Benioff của Salesforce nhận xét chính quyền mới của ông Trump dường như quan tâm đến các vấn đề trọng tâm của ngành hơn so với chính quyền đương nhiệm của ông Joe Biden.
Ông Benioff nói: "Nếu tận dụng sức mạnh và chuyên môn của những người giỏi nhất nước Mỹ để tạo ra điều tốt nhất cho đất nước, đó sẽ là một tầm nhìn tuyệt vời", đồng thời đề cập đến sự tham gia của tỉ phú Elon Musk trong chính quyền ông Trump.
Nỗ lực vận động hành langCác CEO hẳn nhiên đều có những động cơ riêng khi gặp ông Trump. Theo nguồn tin của CNN, ông Trump đã gặp CEO TikTok Shou Zi Chew vào ngày 16-12. Ông Shou được cho là đang tìm kiếm sự ủng hộ từ ông Trump trong bối cảnh Bytedance, công ty mẹ của TikTok, phải thoái vốn khỏi Mỹ trước ngày 19-1-2025, chỉ một ngày trước khi ông Trump chính thức nhậm chức.
Trong khi đó, lãnh đạo các tập đoàn công nghệ lớn như Apple, Google và Meta tìm gặp ông Trump với kỳ vọng được hoạt động trong một môi trường pháp lý thuận lợi hơn. Nhiều doanh nghiệp cũng đặt niềm tin ông Trump sẽ đảo ngược lại các chính sách của ông Biden, nhất là vấn đề thuế và chống độc quyền.
Cố vấn Jason Miller cho biết chính quyền mới sẽ nhanh chóng bãi bỏ nhiều quy định, bao gồm mở rộng khai thác dầu khí và cắt giảm thuế, để cải thiện môi trường kinh doanh - chính là những điều mà các CEO tìm kiếm khi đến gặp ông Trump.
Chính quyền ông Trump quan tâm đến AICông nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cũng là một vấn đề lớn được các tập đoàn công nghệ quan tâm khi họ chờ đợi chính sách từ chính quyền mới. Các công ty đang kêu gọi Chính phủ Mỹ từ bỏ việc siết chặt luật bản quyền hiện có vì điều này có thể cản trở việc sử dụng dữ liệu công khai để đào tạo các hệ thống AI.
Ông Trump từng tuyên bố sẽ hủy bỏ sắc lệnh hành pháp về AI mà Tổng thống Biden ký năm 2023, cam kết bảo vệ quyền lợi và an toàn cho người dân nhưng không cản trở đổi mới công nghệ.
Thống đốc bang North Dakota Doug Burgum, người được ông Trump đề cử làm lãnh đạo Bộ Nội vụ, nhận định hồi tháng 11 rằng cuộc đua AI ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ quốc phòng, y tế, giáo dục cho đến năng suất quốc gia.
"Công nghệ AI ra mắt trong 18 tháng tới sẽ mang tính cách mạng. Vì vậy, chính quyền ông Trump nhận thức rõ tính cấp bách và có đủ hiểu biết để giải quyết vấn đề này", Đài ABC News dẫn lời ông Doug Burgum.